Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc
Kiến trúc DMC
Kiến trúc sư trong nướcKIẾN TRÚC SƯ NGUYỄN QUANG NHẠC
KIẾN TRÚC SƯ NGUYỄN QUANG NHẠC

KIẾN TRÚC SƯ NGUYỄN QUANG NHẠC

Tên KTS: Nguyễn Quang Nhạc

Cuộc đời: 1924 – 2004

Quốc tịch: V iệt Nam

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc (1924-2004) sáng tác nhiều tác phẩm kiến trúc tiêu biểu, là người thầy học rộng biết nhiều, thông tuệ, suốt đời tận tuỵ gương mẫu với công việc, một trí thức toàn diện.

Giới thiệu về Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc:

Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sinh ngày 7-6-1924 tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1943 cùng Phạm Văn Thâng, Trần Văn Tải, Vương Quốc Mỹ ra Hà Nội học ở L’école supérieure des Beaux- Arts de L’Indochine, học đến năm thứ hai thì Nhật đảo chính Pháp, trường chuyển vào Đà Lạt rồi giải thể. Đang vui bỗng dưng bị hẫng hụt, đành ở nhà ra thư viện tìm sách kiến trúc xem cho đỡ nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn và chờ thời.
Năm 1950 Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc sang Pháp học và hành nghề kiến trúc sư , tám năm sau trở về nước mở văn phòng và giảng dạy tại Trường đại học Kiến trúc Sài Gòn. Mái trường gắn bó cả đời ông từ khi còn trai trẻ đến khi nghỉ hưu.
Việc đầu tiên sau khi về nước ông đã cùng các kiến trúc sư Phạm Văn Thâng, Nguyễn Văn Hoa khai trương Văn phòng kiến trúc sư tư vụ Hoa- Thâng- Nhạc ở Sài Gòn. Nhóm tác giả ba thành viên này sáng tác thiên về phong cách Kiến trúc Hiện đại, thông thạo nhiều lĩnh vực: quy hoạch đô thị, kiến trúc công nghiệp, kiến trúc dân dụng. Trong mỗi lĩnh vực các ông thực hiện đều xuất sắc nhiều thể loại.

Các  công trình tiêu biểu của Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc:

Các công trình quy hoạch:

Khu đại học Viện Đại học Cần Thơ – Thành phố Cần Thơ.

Khu đại học Cộng đồng Duyên Hải – Thành phố  Nha Trang.

Khu đại học cộng đồng Tiền Giang – Thành phố Mỹ Tho.

Các công trình Kiến trúc công nghiệp:

Nhà máy Nhuộm và hoàn tất VINATEFINCO ở quận Gò Vấp.

Nhà máy Len Vĩnh Thịnh ở quận Thủ Đức.

Nhà máy Giấy Đồng Nai COGIDO và khu Kỹ nghệ  Thành phố Biên Hoà.

Nhà máy Giấy Tân Mai  Thành phố Biên Hoà.

Nhà máy Thuỷ tinh Khánh Hội.

Viện Bào chế Mỹ Châu đường Trương Minh Giảng Thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Bào chế “La Thành Trung” đường Duy Tân Thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Bào chế Roussel – đại lộ Nguyễn Huệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, công trình Nhà máy Dệt VINATECO (Thắng Lợi) quận Gò Vấp là công trình công nghiệp hiện đại, ra đời sớm nhất ở nước ta vào thập niên 50 thế kỷ XX với giải pháp kết cấu vòm bê tông cốt thép, tổ chức dây chuyền hợp lý, quy trình kỹ thuật cao.

Các công trình Cao ốc văn phòng :

Cao ốc VINATEXCO đường Công Lý cũ (Nguyễn Thị Minh Khai) Thành phố Hồ Chí Minh.

 Trụ sở Sài Gòn Thuỷ cục, đường Hồng Thập Tự cũ Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, đại lộ Hàm Nghi Thành phố Hồ Chí Minh.

Chung cư SIFO 1, đường Đoàn Tòng Bửu, Yên Đổ cũ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chung cư SIFO 2, số 22 đường Gia Long cũ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chung cư COGISA 1, đường Bà Huyện Thanh Quan Thành phố Hồ Chí Minh.

Chung cư COGISA 2, đường Phan Văn Đạt Thành phố Hồ Chí Minh chung cư BGl đường Thi Sách, chung cư BGl đường Hưng Long, Chợ Lớn; chung cư AD. DAVID đường Trương Minh Giảng 


Các công trình Biệt thự:

Các biệt thự của Tổng Giám đốc SHELL đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn.

Biệt thự của Tổng Giám đốc CHARTERED Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn.

Biệt thự của Giám đốc CHARTERED Bank, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn.

Biệt thự của Tổng Giám đốc Việt Nam Thương Tín Bank đường Phan Đình Phùng cũ, Sài Gòn.

Biệt thự của Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Biệt thự SHELL, Thành phố Đà Lạt.

Cư xá (gồm biệt thự song lập, tứ lập nhà liên kế lầu):

Cư xá Ngân hàng Quốc gia, Tân Thuận Đông, Sài Gòn.

Cư xá Việt Nam Thương Tín, đường Trương Minh Giảng, Sài Gòn.

Cư xá Việt Nam Thương Tín, Thị Nghè, Sài Gòn.

Khách sạn Caravelle nay là Độc Lập (văn phòng hợp tác với kiến trúc sư người Pháp Masso).

Nhà hàng khách sạn ARCENCIEL đường Tản Đà, Chợ Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.

Các công trình Văn hoá – Giáo dục:

Trường trung học Sư phạm Quy Nhơn.

Trường trung học Kỹ thuật Quy Nhơn.

Trừơng trung học kỹ thuật Đà Nẵng.

 Đặc biệt kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc chủ trì thiết kế công trình Viện Văn hoá Pháp, nay là Trung tâm Văn hoá Pháp, 31 đường Đồn Đất, Sài Gòn là một quần thể kiến trúc hài hoà, đẹp, hình khối kiến trúc mới, được đánh giá cao nên đã được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

Giải thưởng: 

Giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc không chỉ sáng tác kiến trúc mà còn giảng dạy tại Trường cao đẳng Kiến trúc Sài Gòn (Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) từ năm 1958 đến ngày hưu trí, năm 1990. Năm 1967-1975, Ông được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Kiến trúc-Viện đại học Sài Gòn. Ông có công đào tạo hàng trăm kiến trúc sư , học trò của ông đang đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Giới nghề bầu ông làm Đoàn trưởng – Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Kiến trúc sư Đoàn. Năm 1975-1990, ông được giao trọng trách Chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc Dân dụng-Trường đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, được phong hàm Giáo sư bậc II. Đại hội bầu ông làm Phó Tổng Thư ký Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh 3 khoá liền (1981-1999), Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khoá III,IV,V. Cống hiến của ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao động Hạng III (1977). Năm 2001 ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật, đợt I.
Với Giáo sư – kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc, sáng tác kiến trúc và giảng dạy là hai việc song song đồng hành, ông nhận ra hai lĩnh vực này luôn hỗ trợ cho nhau ngày một thêm hoàn thiện. Để có một vị trí sáng tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật đẹp như cái tâm trong sáng của người thầy mẫu mực, hết lòng với sinh viên ông đã lao tâm khổ tứ tự rèn luyện cả một đời người.
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Nhạc từ trần 4h ngày 17-8-2004 tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Gửi nhận xét của bạn