Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - Tư vấn và thiết kế kiến trúc DMC
Kiến trúc DMC
Kiến trúc sư trong nướcKiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

 

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1926-2000) đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, nổi tiếng với một số công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Thống Nhất, Chợ Đà Lạt, Viện Hạt nhân Đà Lạt… và là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – Kiến trúc DMC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu về Kiến trúc sư Ngôi Viết Thụ

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926 tại tại làng Lang Xá, tỉnh Thừa Thiên – Huế, con của ông Ngô Viết Quang và bà Nguyễn Thị Trợ. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt. Trong giai đoạn 1950-1955, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia ở Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G. Trong thời gian 1955-1958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.

Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt  Nam  làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Nhà cầm quyền và dư luận rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc, dự án này không thực hiện được.

Công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Năm 1962, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) cùng với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H, Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin…

Kiến trúc sư Ngô Việt Thụ đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là dinh Độc Lập (1961-1966), Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Hạt nhân Đà Lạt (1962-1965), Làng Đại học Thủ Đức (1962), chợ Đà Lạt (1962), khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), nhà thờ Phủ Cam (1963), trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975), Bệnh viện Sông Bé (1985), khách sạn Century Huế (1990)…

Ngoài ra, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với bức tranh “Thần Tốc” và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong dinh Thống Nhất, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông cũng là một nghệ sĩ sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết. 

Ông qua đời năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Gửi nhận xét của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * là cần phải nhập.