Kiến trúc sư Shigeru Ban - Tư vấn và thiết kế kiến trúc DMC
Kiến trúc DMC
Kiến trúc sư quốc tếKiến trúc sư Shigeru Ban – kiến trúc sư của giấy

Kiến trúc sư Shigeru Ban – kiến trúc sư của giấy

 

Sử dụng những vật liệu không bình thường trong xây dựng như giấy, kiến trúc sư Shigeru Ban đã mở rộng và định nghĩa lại giới hạn về vật liệu mới trong kiến trúc hiện đại. Ông đã tạo ra một biểu tượng mới của kiến trúc tối giản.

Kiến trúc sư Shigeru Ban

Kiến trúc sư Shigeru Ban – Kiến trúc DMC

 

Giới thiệu kiến trúc sư Shigeru Ban

Ông sinh năm 1957 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông học kiến trúc tại Học viện Kiến trúc Nam California(SCI-Arc) từ năm 1977 đến năm 1980, sau đó theo học trường kiến trúc Cooper Union, nơi John Hejduk từng theo học (1980-1982). Năm 1982-1983, ông làm việc tại xưởng kiến trúc của Arata Isozaki và sau đó mở một văn phòng kiến trúc của riêng mình ở Tokyo  năm 1985. 

Tìm hiểu các công trình của kiến trúc sư Shigeru Ban

Ông đã thiết kế rất nhiều công trình triển lãm, trong đó có cả nhà triển lãm Alvar Aalto (Axis Gallery, Tokyo 1986). Các công trình tiêu biểu của ông: Pavilion Odawara (Kanagawa , 1990), Phòng trưng bày giấy (Tokyo, 1994), Nhà giấy (Hồ Yamanaka, 1994-1995), Nhà thờ giấy (Takatori, Hyogo, 1995), tất cả các công trình đều xây dựng ở Nhật Bản. Ông cũng thiết kế kiến trúc những công trình có cấu trúc bằng vật liệu kém bền vững như: Nhà cho người tị nạn được làm bằng nhựa và ống giấy của cho Cao ủy Liên Hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). kiến trúc sư Shigeru Ban cũng là người được chọn để thiết kế nhà triển lãm Nhật Bản tại Hội chợ triển lãm Hanover 2000.

Ngôi nhà giấy

kiến trúc ngôi nhà giấy

Kiến trúc ngôi nhà giấy – Kiến trúc sư Shigeru Ban

Ngôi nhà diện tích 100m2 này là một trong ba công trình được xây dựng gần hồ Yamanaka. Đó là dự án đầu tiên ở Nhật Bản sử dụng ống giấy thải loại như một loại vật liệu để xây dựng nên một công trình bền vững. Từ xa xưa, giấy đã được sử dụng làm vật liệu cấu tạo nên ngôi nhà trong kiến trúc Nhật Bản. Và  kiến trúc sư Shigeru ban có vẻ cũng rất tự nhiên khi sử dụng chất liệu đó trong xây dựng. Ông đã thiết kế các công trình như: Hội trường Odawara (1990), Nhà thờ giấy, những căn nhà khúc cây cho những người tị nạn trong trận động đất ở Kobe hồi năm 1995. Với 110 ống giấy xếp hình chữ S trên mảnh đất 10mx10m. Mỗi ống có đường kính 280mm và cao 2,7m. Căn phòng phần bụng chữ S làm từ 80 ống giấy là nơi sinh hoạt, có không gian nhìn ra phía rừng còn phần bụng nhỏ của chữ S làm khu vệ sinh.

Cầu giấy

Kiến trúc cầu giấy

Kiến trúc cầu giấy – Kiến trúc sư Shigeru Ban


27/7/2007 Kiến trúc sư người Nhật Bản Shigeru Ban – đã chính thức khai trương chiếc cầu được làm bằng giấy bắc ngang qua con sông Gardon ở miền nam nước Pháp.

Được xây dựng cách cây cầu Pont du Gard – một phần của cây cầu La Mã đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới – khoảng 800m cây cầu được làm bằng bìa cứng của kiến trúc sư Shigeru Ban đủ vững để cho 20 người đi qua cùng 1 lúc. Bắt đầu từ ngày 30/7, người dân có thể đến ngắm kiệt tác bằng giấy này. Cây cầu này sẽ chỉ tồn tại trong 6 tuần, sau đó nó sẽ được dỡ bỏ khi mùa mưa tới. 

Kiến trúc cầu giấy

Kiến trúc cầu giấy – Kiến trúc sư Shigeru Ban

“Đó là 1 sự tương phản thú vị: 1 cây cầu La Mã bằng đá và 1 cây cầu bằng giấy. Với cây cầu này tôi muốn chứng tỏ cho mọi người thấy giấy cũng là 1 vật liệu có sức chóng vĩnh cửu và bền vững. Chúng ta cần phải loại bỏ hết những định kiến rằng giấy luôn gắn liền với sự mỏnh manh, yếu đuối.” kiến trúc sư Shigeru Ban phát biểu. “Cây cầu này của tôi là 1 trong những giấc mơ của tôi”.

Có tới 24 sinh viên kiến trúc người Pháp và 3 sinh viên người Nhật đã cùng ông thực hiện giấc mơ trong dự án kéo dài 1 tháng này.

Nặng 7.5 tấn, cây cầu giấy được tạo ra từ 281 tấm bìa cứng, mỗi tấm rộng 11.5cm và dày 11.9mm. Cây cầu đã được thử nghiệm độ vững chắc với 1.5 tấn nước được chứa trong những quả bóng.

 

Có thể bạn quan tâm

Gửi nhận xét của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường có dấu * là cần phải nhập.